Nông nghiệp công nghệ cao đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu sản xuất lương thực ngày càng tăng và tài nguyên thiên nhiên dần khan hiếm. Việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ giúp tối ưu năng suất, giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, đồng thời nâng cao chất lượng nông sản.
Hiện nay, có nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao được áp dụng trên thế giới và tại Việt Nam. Dưới đây là top 6 mô hình nông nghiệp công nghệ cao mang lại hiệu quả vượt trội, giúp nông dân và doanh nghiệp nâng cao năng suất và lợi nhuận được TUAF tổng hợp lại, các bạn có thể tham khảo để có thêm được thông tin
Mục lục bài viết
1. Mô hình nhà kính thông minh

Mô hình nhà kính thông minh là mô hình phổ biến trong sản xuất rau sạch, cây ăn trái và hoa. Không giống như nhà kính truyền thống, nguyên lý hoạt động của hệ thống này là sử dụng công nghệ tự động để kiểm soát về các yếu tố như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, CO₂ và hệ thống tưới tiêu,… Giúp tối ưu điều kiện sinh trưởng của cây trồng, cho ra năng suất cao nhất trong trồng trọt đối với người nông dân
Ưu điểm:
- Kiểm soát môi trường tốt, giúp cây trồng phát triển đồng đều quanh năm đúng như thời gian kế hoạch được đề ra.
- Giảm thiểu tác động bất ngờ xấu nhất của thời tiết, tránh được sự càng quét của thiên tai và bão lũ trong khu vực
- Tối ưu, kiểm sót tốt về lượng nước tưới tiêu trong quá trình trồng trọt, tiết kiệm đến 50% nước so với phương pháp làm việc trồng trọt truyền thống.
- Mô hình này còn hạn chế sâu bệnh quấy phá mùa màng xảy ra, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để can thiệp vào rủi ro này.
Ứng dụng thực tế:
- Israel là quốc gia tiên phong trong mô hình nhà kính thông minh với các hệ thống điều khiển trồng trọt tự động tiên tiến nhất.
- Tại Việt Nam, các doanh nghiệp như Dalat Hasfarm, VinEco đang đẩy mạnh đầu tư mạnh vào việc phát triển mạnh mô hình nông nghiệp công nghệ cao để sản xuất rau sạch.
>> Xem thêm: Nông nghiệp thông minh là gì?
2. Mô hình trồng rau thủy canh

Thủy canh là phương pháp canh tác trồng rọt cây trồng mà không cần trồng trực tiếp vào đó, thay vào đó, cây trồng sẽ được hấp thụ chất dinh dưỡng trực tiếp từ dung dịch thủy canh của mô hình này. Hệ thống này người trồng rọt hoàn toàn có thể áp dụng được trong nhà kính hoặc các không gian đô thị nhỏ hẹp mà không phải lo về các vấn đề không gian trồng trọt.
>> Tìm hiểu thêm: Thủy canh là gì?
Ưu điểm:
- Tăng năng suất trồng trọt và phát triển của cây trồng lên từ 30 – 50% so với canh tác truyền thống.
- Vì không tiếp xúc với đất trong quá trình phát triển của cây trồng nên mô hình này giúp người trồng trọt tiết kiệm nước đến 90%, giúp giảm chi phí sản xuất.
- Không phải sử dụng thuốc trừ sâu để diệt trừ sâu bệnh, đảm bảo nông sản sạch, an toàn ở khâu đầu ra
- Có thể trồng trong không gian nhỏ, phù hợp với đô thị.
Ứng dụng thực tế:
- Các nước phát triển như Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản đã ứng dụng thủy canh quy mô lớn để sản xuất rau sạch.
- Tại Việt Nam, Hachi, Biofresh Farm là những đơn vị đang triển khai mô hình trồng rau thủy canh này hiệu quả.
3. Mô hình trồng rau khí canh

Khí canh là công nghệ tiên tiến hơn thủy canh, trong đó rễ cây được treo lơ lửng trong không khí và phun sương dinh dưỡng trực tiếp vào rễ để rễ có thể hấp thu trực tiếp dinh dưỡng từ người trồng mà không phải thông qua môi trường trung gian là đất
Ưu điểm:
- Tốc độ sinh trưởng nhanh hơn 30% so với thủy canh, phù hợp với những loại nông sản cần cho ra kết quả nhanh để phù hợp với kế hoạch chiến lượt kinh doanh của người trồng
- Tiết kiệm nước và dinh dưỡng, giảm chi phí sản xuất và trồng trọt của người trồng
- Với mô hình trồng này thì cây có thể hấp thụ oxy tốt hơn, phát triển khỏe mạnh.
- Giảm tối đa sâu bệnh, không cần sử dụng thuốc trừ sâu.
Ứng dụng thực tế:
- NASA (Mỹ) đã nghiên cứu mô hình khí canh và một trong những đơn vị đi đầu trông việc trồng rau trong không gian.
- Ở Việt Nam, một số doanh nghiệp như Hachi, Orlar Vietnam đang triển khai mô hình này khí canh này trong việc sản xuất rau sạch.
4. Mô hình nông nghiệp chính xác với drone và IoT

Nông nghiệp chính xác (Precision Agriculture) là sự kết hợp giữa nhiều yếu tố khác nhau như: trí tuệ nhân tạo, cảm biến IoT, máy bay không người lái (drone). Để giám sát và tối ưu hóa quá trình sản xuất nông nghiệp.
Ưu điểm:
- Phát hiện sâu bệnh sớm để đưa ra các phương xử lý tốt hơn, giảm chi phí thuốc trừ sâu.
- Tối ưu hóa lượng nước tưới, tiết kiệm tài nguyên.
- Dự đoán năng suất trồng trọt và sự phát triển của cây trồng một cách chính xác hơn, giúp quản lý hiệu quả.
- Ứng dụng dữ liệu lớn (Big Data) để phân tích và đưa ra quyết định tốt trồng trọt tốt hơn đối với sản phẩm.
Ứng dụng thực tế:
- Các tập đoàn như John Deere, DJI Agriculture đang phát triển các drone nông nghiệp hỗ trợ phun thuốc, bón phân tự động.
- Ở Việt Nam, một số doanh nghiệp như Sundrone, AgriDrone đang triển khai drone trong nông nghiệp, giúp tăng hiệu suất sản xuất.
5. Mô hình canh tác theo chiều dọc

Canh tác theo chiều dọc là phương pháp trồng cây nhiều tầng trong nhà kính hoặc container, lợi ích của phương án trồng trọt này đó là giúp tận dụng tối đa không gian.
Ưu điểm:
- Tiết kiệm diện tích, phù hợp với đô thị và những nơi không có nhiều không gian lớn để trồng trọt theo phương án thủ công như bình thường
- Giảm tiêu thụ nước hơn 90% so với canh tác truyền thống.
- Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm.
- Sản phẩm sạch, không cần thuốc trừ sâu để giúp cây tránh sự tác động xuất của sâu bệnh
Ứng dụng thực tế:
- AeroFarms (Mỹ), Sky Greens (Singapore) là những mô hình đi đầu trong canh tác theo chiều dọc.
- Ở Việt Nam, các doanh nghiệp như Orlar Vietnam, VinEco đang nghiên cứu và áp dụng mô hình này.
6. Mô hình chăn nuôi công nghệ cao

Không chỉ áp dụng nông nghiệp công nghệ cao vào chủ đề trồng trồng trọt, lĩnh vực chăn nuôi cũng được nâng cấp với các giải pháp công nghệ cao tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, IoT, và dữ liệu lớn.
Ưu điểm:
- Giám sát sức khỏe vật nuôi từ xa, phát hiện dịch bệnh sớm để xử lý tránh trường hợp bệnh nặng lây lang diện rộng
- Hệ thống chuồng trại thông minh giúp tối ưu nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, hạn chế gây mùi hôi ảnh hưởng môi trường xung quanh
- Tối ưu khẩu phần ăn, giảm chi phí thức ăn và tăng hiệu quả chăn nuôi.
- Ứng dụng Blockchain trong truy xuất nguồn gốc, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm.
Ứng dụng thực tế:
- Các quốc gia đi đầu trong mô hình này có thể kể đến như: Hà Lan, Mỹ là những nước tiên phong trong lĩnh vực chăn nuôi công nghệ cao.
- Tại Việt Nam, nhiều trang trại chăn nuôi bò sữa, lợn, gà đã ứng dụng các hệ thống tự động hóa giúp nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh.
6. Lợi ích chung của mô hình nông nghiệp công nghệ cao
- Tăng năng suất và hiệu quả sản xuất.
- Giảm thiểu lãng phí tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Cung cấp sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Tạo ra hướng đi bền vững cho ngành nông nghiệp trong tương lai.
- Chăm sóc vật nuôi một cách khoa học kĩ càng hơn
Kết luận
Mô hình nông nghiệp công nghệ cao đang trở thành xu hướng tất yếu giúp cải thiện năng suất, tối ưu chi phí và giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Trong đó,6 mô hình nông nghiệp công nghệ cao phổ biến nhất hiện nay bao gồm: nhà kính thông minh, thủy canh, khí canh, nông nghiệp chính xác với drone & IoT, canh tác theo chiều dọc, mô hình chăn nuôi công nghệ cao và các giải pháp tối ưu hóa tự động hóa.
Tại Việt Nam, mặc dù còn nhiều thách thức trong quá trình ứng dụng nông hình này vào trong nông như chi phí đầu tư cao, thiếu nhân lực có chuyên môn, nhưng nông nghiệp công nghệ cao đang phát triển mạnh mẽ và được nhiều doanh nghiệp, nông dân quan tâm. Trong tương lai gần đây cũng sẽ là xu hướng phát triển tất yếu của ngành nông nghiệp Việt Nam. Người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp này cần lựa chọn mô hình phù hợp sẽ giúp tối ưu sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản và tạo tiền đề cho sự phát triển một cách rõ ràng hơn để phù hợp với thời đại.
>> Xem thêm: Nông nghiệp công nghệ cao là gì?