NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM TRONG THỜI ĐẠI MỚI

1. Áp Lực Từ Biến Đổi Khí Hậu

1.1 Tác động lên sản lượng, đổi mới quy trình trong ngành Công Nghệ Thực Phẩm.

Một trong những khó khăn của ngành Công Nghệ Thực Phẩm đó là áp lực từ biến đổi khí hậu gây nên. Biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, với hàng loạt hiện tượng cực đoan như lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng làm suy giảm diện tích đất nông nghiệp, cháy rừng… gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản lượng, chất lượng lương thực, thực phẩm. Mà bốn trong tám rủi ro của biến đổi khí hậu gây ra cho dân số thế giới (theo IPCC) có hậu quả trực tiếp đến an ninh lương thực, cụ thể đó là:

  • Mất đi sinh kế và thu nhập ở nông thôn
  • Mất hệ sinh thái biển và ven biển, và sinh kế
  • Mất hệ sinh thái trên cạn và dưới nước nội địa, và sinh kế
  • Sự mất an ninh lương thực và sự sụp đổ của hệ thống lương thực.

Theo một báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) năm 2024, sản lượng lương thực toàn cầu sẽ có xu hướng giảm tới 10% do tác động của biến đổi khí hậu. Điều này làm gia tăng áp lực lên ngành Công Nghệ Thực Phẩm phải đổi mới quy trình sản xuất, bảo quản để thích nghi với khí hậu mới của trái đất.

1.2. Áp lực thay đổi để giảm tác động lên môi trường.

Có một sự thật có thể khiến hầu hết mọi người bất ngờ: Lĩnh vực Nông – Lâm và sử dụng đất chiếm 18,4% lượng phát thải khí nhà kính. 

kho-khan-cua-nganh-cong-nghe-thuc-pham
khó khăn của ngành công nghệ thực phẩm

Và theo www.sciencealert.com, lượng khí nhà kính phá kỷ lục vào năm 2023, có thể là báo hiệu rằng hệ thống loại bỏ carbon của thiên nhiên đang gặp vấn đề. Cây xanh đang bắt đầu thải ngược CO2 vào môi trường, khả năng hấp thụ CO2 của đại dương suy giảm qua từng năm. Thiên nhiên sắp không còn bao dung nổi sự lạm dụng của con người.

Từ đó, ngành Công Nghệ Thực Phẩm cũng cần có hướng chuyển mình trong công nghệ, quy trình, phân bố vùng canh tác, tối ưu trong vận tải, phân phối để giảm phát thải khí nhà kính lên môi trường. Ngoài ra, việc lai tạo tuyển chọn các giống cây vừa năng suất, chất lượng lại hấp thụ CO2 cũng là một ý tưởng trong thời đại mới.

2. Thách Thức Từ Các Quy Định Về An Toàn Thực Phẩm

kho-khan-nganh-cong-nghe-thuc-pham
Khó khăn ngành công nghệ thực phẩm

Công nghệ thực phẩm đã nỗ lực đem đến cho con người sự tiện lợi và trải nghiệm mới mẻ, nhưng bên cạnh đó ngành cũng đang đối mặt muôn vàn khó khăn thách thức trong việc đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm.

Trong năm 2024 trên toàn thế giới xảy ra những bê bối lớn đến an toàn thực phẩm như: Kỷ tử Trung Quốc sử dụng natri metabisulfite và lưu huỳnh để bảo quản, MCDonald của Mỹ khiến 90 người nhập viện vì khuẩn ecoli. Ở Việt Nam thì có vụ việc 560 người ngộ độc bánh mì tại Long Khánh, Đồng Nai; 369 người ngộ độc cơm gà Khánh Hòa… Chưa bao giờ việc kiểm tra an toàn thực phẩm tại các nhà hàng, quán ăn, các đơn vị sản xuất, chế biến, đơn vị nhập khẩu lại được thực hiện ráo riết như hiện tại. 

Đứng trước tình hình đầy biến động và lòng tin của người tiêu dùng giảm sút như vậy, việc cấp bách của ngành Công Nghệ Thực Phẩm là: phải đầu tư mạnh mẽ vào các phương pháp, hệ thống quản lý chất lượng, nâng cấp cơ sở hạ tầng và đào tạo nhân sự. Các cải tiến này rất có thể trở thành gánh nặng chi phí, thời gian, dẫn tới tăng giá thành sản phẩm.

3. Sự Cạnh Tranh Trong Ngành Công Nghệ Thực Phẩm

su-canh-tranh-nganh-cong-nghe-thuc-pham
Sự canh tranh ngành công nghệ thực phẩm

Theo báo cáo của Bộ Công Thương năm 2024, thị phần ngành thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam bị các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh tới 55%. Cơ chế mở cửa đem lại nhiều cơ hội cho việc học hỏi, đổi mới sáng tạo. Nhưng nếu không tận dụng được thời cơ chuyển mình vì việc thua trên chính sân nhà là điều khó tránh khỏi.

Với lợi thế về quy mô, công nghệ tiên tiến, tiềm lực tài chính mạnh mẽ, cùng các ưu đãi thuế quan và sự xóa bỏ các rào cản thương mại trong bối cảnh hội nhập, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú và lao động chi phí thấp để đầu tư xây dựng các nhà máy, cơ sở sản xuất trên đất nước ta. Đứng trước thách thức về sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh tại thị trường trong nước

Các doanh nghiệp trong nước cần đẩy mạnh đầu tư vào việc đổi mới công nghệ và nâng cấp dây chuyền sản xuất, áp dụng các tiêu chuẩn hiện đại, đồng thời quản lý chặt chẽ về chất lượng và an toàn thực phẩm trong các quy trình nuôi trồng, sản xuất và chế biến nông sản. Xây dựng nên chính thương hiệu của người Việt, câu chuyện cho sản phẩm đặc thù cũng là một bước đi an toàn, bền vững trong ngành công nghiệp thực phẩm.

4. Khó Khăn Trong Việc Tiếp Cận Nguyên Liệu Sạch

nguyen-lieu-sach-nganh-cong-nghe-thuc-pham
Nguyên liệu sạch ngành công nghệ thực phẩm

Theo thông tin từ Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc gia, năm 2024  giá nguyên liệu sạch đầu vào có thể tăng tới 20% so với năm 2023 , tạo áp lực lên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cuối cùng. Bên cạnh đó thì việc khan hiếm đất trồng nông nghiệp, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng hóa chất trong quá trình canh tác đang khiến nguồn cung nguyên liệu sạch trở nên khó khăn hơn.

Hiện vẫn có rất nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm sạch, thực phẩm organic… Đang phải loay hoay với 05 vấn đề lớn:

  • Nguồn nguyên liệu đầu vào: do các nguyên liệu đầu phải canh tác, chăn nuôi đều diễn ra trong thời gian tương đối dài nên kiểm soát chất lượng xuyên suốt rất khó khăn, tốn kém, kể cả nguyên liệu nhập khẩu thì các loại giấy phép cũng rất phức tạp.
  • Sản lượng ít: Do việc nuôi trồng nguồn nguyên liệu phải đảm bảo yếu tố “sạch”, các hóa chất vốn được sử dụng trong canh tác thông thường bị loại bỏ dẫn đến khan hiếm nguồn hàng đầu vào.
  • Khó quản lý hàng hóa: Hệ thống bao bì, lưu trữ, bảo quản phải tân tiến, giữ được chất lượng đồng thời hệ công nghệ truy xuất nguồn gốc thực phẩm…Tất cả đều là thách thức mà ngành Công Nghệ Thực Phẩm phải đối mặt.
  • Trang thiết bị tốn kém: Một số nguyên liệu là các loại nông, lâm sản sẽ phụ thuộc theo mùa vụ. Việc bỏ ra cả trăm triệu, cả tỷ đồng để mua máy móc cho nguồn nguyên liệu luôn đảm bảo chất lượng sẽ đè nặng chi phí lên doanh nghiệp.
  • Khó gây dựng niềm tin: Để xây dựng lòng tin với người tiêu dùng trong ngành thực phẩm sạch, ngoài chứng nhận, cần có chiến lược truyền thông hiệu quả. Đặc biệt trong thời đại mà người tiêu dùng luôn phải tiếp nhận các tin tức bê bối về an toàn thực phẩm trong nước và quốc tế.

5. Khó Khăn Trong Việc Đáp Ứng Nhu Cầu Tiêu Dùng Đa Dạng

nhu-cau-tieu-dung-da-dang
Nhu cầu tiêu dùng đa dạng

Thoái quen và nhu cầu của người tiêu dùng cũng luôn thay đổi. Ngành công nghệ thực phẩm không chỉ cần phải làm cho chất lượng sản phẩm được an toàn, ổn định mà đổi mới sáng tạo trong sản xuất cũng là một yếu tố sống còn.

Người tiêu dùng hiện nay không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn nhiều yếu tố khác. Ví dụ như sản phẩm thân thiện môi trường, giết mổ nhân đạo, không thử nghiệm trên động vật, mẫu mã hợp thời … và cả những sản phẩm theo xu thế thị hiếu của thị trường. 

Việc ngành Công Nghệ Thực Phẩm đầu tư nghiên cứu, cải tiến rất là cấp thiết nhưng cũng khó tránh khỏi nguy cơ thất bại, sản phẩm không được thị trường đón nhận là rất lớn.

6. Thách Thức Về Nhân Lực

nhung-thach-thuc-ve-nguon-nhan-luc
Những thách thức về nguồn nhân lực

 

Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tỷ lệ thiếu hụt nhân lực chất lượng cao trong ngành Công Nghệ Thực Phẩm sẽ lên tới 20%, trong khi nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Nguyên nhân chính được cho là việc đào tạo, phân bổ nguồn lực không tương xứng với mức độ tăng trưởng của ngành. Đây là một lĩnh vực đòi hỏi kiến thức chuyên môn, sự tận tâm, tỉ mỉ trong công việc cực cao. Nhưng theo nhiều sinh viên thì mức lương 5 -7 triệu đồng trong những năm đầu ra trường trong 1 -2 năm đầu ra trường khó đảm bảo cuộc sống cho họ theo đuổi đam mê đến khi có mức lương cao hơn.

Đồng thời khi đã có nhân lực thì việc đào tạo, đổi mới tư duy, phương pháp làm cũng cần diễn ra liên tục. Để đáp ứng được nhu cầu của thời đại, doanh nghiệp cũng như người lao động trong lĩnh vực Công nghệ thực phẩm cần phải đồng lòng, cùng ý chí để từng bước nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, cống hiến lâu dài mới tạo ra được kết quả rõ rệt.

7. Những Khó Khăn Về Tài Chính

nhung-thach-thuc-ve-tai-chinh
Những thách thức về tài chính

Cùng tìm hiểu qua 6 khó khăn của ngành công nghệ thực phẩm kể trên, chúng ta đều thấy được áp lực phải đổi mới của toàn ngành, điều đó nảy sinh ra một khó khăn hết sức thực tế, đó là khó khăn tài chính. Muốn thích ứng với biến đổi khí hậu, thích nghi với biến đổi khí hậu, nâng cao sự an toàn, cạnh tranh công nghệ, đảm bảo nguyên liệu đầu vào, đa dạng sản phẩm, thu hút và đào tạo nhân lực đều cần doanh nghiệp phải có vốn dài. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể có sẵn nguồn lực tài chính như vậy. 

Muốn trụ vững và phát triển trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm các cơ quan Bộ, Ngành cũng như doanh nghiệp cần phải có hướng tiếp cận mới, giảm bớt rào cản thuế, tiếp cận nguồn vốn cho phù hợp.

Kết Luận

Ngành Công Nghệ Thực Phẩm đang đối mặt với nhiều thách thức lớn trong thời đại mới, từ biến đổi khí hậu, đáp ứng quy định an toàn thực phẩm, sự cạnh tranh gay gắt từ doanh nghiệp ngoại quốc, cho đến những khó khăn về nhân lực và tài chính. Tuy nhiên, ẩn trong nguy luôn có những cơ hội. Đối với những ai theo đuổi ngành Công nghệ thực phẩm việc đổi  mới sáng tạo và không ngừng học hỏi là chìa khóa để vượt qua thách thức và đạt được thành công.

Nếu bạn đang quan tâm đến việc nâng cao kiến thức và kỹ năng trong ngành công nghệ thực phẩm, đặc biệt là trong bối cảnh đầy thách thức như hiện nay, chương trình đào tạo từ xa ngành Công nghệ Thực phẩm của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là một lựa chọn đáng cân nhắc. Với chương trình học linh hoạt, phù hợp với người đi làm, bạn sẽ có cơ hội trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đối mặt với những khó khăn và thách thức trong ngành, đồng thời mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.

>> Xem thêm: Chương trình đào tạo đại học hệ từ xa Ngành Công Nghệ Thực Phẩm