Mức Lương Ngành Quản Lý Đất Đai. Làm Gì Để Có Thu Nhập Tốt?

nganh-quan-ly-dat-dai
Ngành Quản Lý Đất Đai

Kinh tế – xã hội phát triển kéo theo sự gia tăng nhu cầu về sử dụng đất đai. Trong đó, chính sách, sự quy hoạch và giá cả đất đai dẫn đến nhu cầu về nguồn nhân lực Quản lý đất đai có chuyên môn trở nên cao hơn. Nhưng với học sinh và phụ huynh, câu hỏi về Mức lương ngành Quản lý đất đai và làm gì để có thu nhập tốt luôn dành được sự quan tâm rất lớn. Trong bài viết dưới đây, TUAF sẽ cùng quý vị giải đáp thắc mắc cho câu hỏi trên nhé.

1. Ngành Quản Lý Đất Đai Là Gì?

Quản lý đất đai là quá trình sử dụng và phát triển đất đai một cách hiệu quả, bền vững, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Ngành Quản lý đất đai (Land Management) là chuyên ngành đào tạo chuyên sâu vào các hoạt động về đất, cùng các kiến thức về quản lý hành chính nhà nước. Những người làm trong ngành này có nhiệm vụ lập kế hoạch, đánh giá và giám sát việc sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững. Họ cũng tham gia vào việc xây dựng các chính sách, quy định về sử dụng đất nông nghiệp, công nghiệp và đô thị.

nganh-quan-ly-dat-dai-la-gi?
Ngành quản lý đất đai là gì?

2. Tương Lai Ngành Quản Lý Đất Đai

tuong-lai-nganh-quan-ly-dat-dai

 

Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế và xã hội hiện nay khiến nhu cầu về quản lý và sử dụng đất ngày càng tăng cao. Nhu cầu tuyển dụng trong ngành Quản lý đất đai luôn sôi động, tạo cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên tốt nghiệp. 

Hơn nữa, ngành này còn được đánh giá có tiềm năng phát triển bền vững trong tương lai. Khi bất động sản có bước phát triển nhất định, nhiều dự án khu nhà ở, khu đô thị mới với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tương đối đồng bộ hình thành, góp phần đô thị hóa và dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Theo TS Phạm Việt Dũng, trong số báo của Tạp chí Cộng sản ngày 18/4/2024, hiện nay cả nước ước tính đã và đang thực hiện trên 5.000 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 4,5 triệu tỷ đồng, tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2009. Có hơn 100.000 doanh nghiệp xây dựng và 15.000 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cùng với hơn 1.000 sàn giao dịch bất động sản được thành lập.

3. Cơ Hội Việc Làm Sau Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Đất Đai

Có ba môi trường làm việc chính cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý đất đai: các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và môi trường đào tạo.

Co-hoi-viec-lam-nganh-quan-ly-dat-dai
Cơ hội việc làm ngành quản lý đất đai

3.1. Cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước như:

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông…
  • Tổng cục Quản lý đất đai, Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp, Viện Nông hóa thổ nhưỡng, Hội Trắc địa bản đồ Việt Nam; Cục Viễn thám Quốc gia; Cục Đo đạc Bản đồ và Thông tin Địa lý Việt Nam; Hội Khoa học đất; Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
  • Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Tài chính… các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị các quận, phòng Tài chính… huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
  • Văn phòng đăng ký đất đai, các bộ phận hành chính công, bộ phận 1 cửa.
  • Cán bộ Địa chính – Xây dựng, Thanh tra xây dựng tại các xã, phường, thị trấn.

3.2. Nhân viên/chuyên viên trong các đơn vị ngoài Nhà nước như:

  •  Ngân hàng, tổ chức tín dụng
  •  Trung tâm tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng
  •  Trung tâm định giá đất, môi giới nhà đất, sàn giao dịch bất động sản
  •  Đơn vị sự nghiệp ngành tài nguyên và môi trường
  •  Các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đất đai và bất động sản.

3.3. Giảng viên ngành Quản lý đất đai, Địa chính tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.

Ngành này không chỉ mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp mà còn cho phép bạn tham gia vào các dự án bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

4. Tại Sao Nên Học Quản Lý Đất Đai Tại Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên?

4.1 Kiến thức chất lượng, có hệ thống bài bản

Với bề dày kinh nghiệm giảng dạy cũng như thường xuyên cập nhật theo tình hình trong nước và thế giới, các thầy cô của Đại học Nông Lâm Thái Nguyên luôn tạo ra hệ thống bài giảng chất lượng dẫn đầu. Sinh viên có thể:

  •  Nắm vững kiến thức cơ bản về công nghệ địa chính, các nguyên tắc, quy trình, kế hoạch sử dụng đất.
  •  Hiểu được các quy định, chính sách của nhà nước về quản lý đất đai cũng như các thủ tục hành chính liên quan.
  •  Nắm vững những kiến thức cơ bản về đầu tư, kinh doanh, có khả năng đo vẽ, chỉnh lý và thành lập các bản đồ trong chuyên ngành quản lý đất đai.
  •  Thực hiện đúng quy trình, thủ tục đăng ký đất đai, lập, cập nhật, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính.
  •  Có khả năng thống kê, kiểm kê đất đai các cấp; lập được phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
  •  Đánh giá được tiềm năng đất đai, hiện trạng sử dụng đất và xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch đô thị và khu dân cư.

4.2 Đội Ngũ Giảng Viên Dẫn Đầu

Nhà trường hiện có gần 500 cán bộ viên chức, bao gồm 300 cán bộ giảng dạy, 100 cán bộ nghiên cứu và 100 cán bộ phục vụ. Trong số cán bộ giảng dạy, có 11 Giáo sư, 34 Phó giáo sư và 115 tiến sĩ, với tỷ lệ giáo viên có trình độ tiến sĩ trở lên đạt 53% và tỷ lệ Giáo sư, Phó Giáo sư đạt 15%. Đội ngũ giảng viên không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng.

doi-ngu-giang-vien-nganh-quan-ly-dat-dai
Tiến sĩ Vũ Thị Thanh Thuỷ – Trưởng khoa Quản lý đất đai, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tiếp các doanh nghiệp đón sinh viên đi thực tập. Ảnh: NVCC

 

4.3. Nhiều Thế Hệ Cựu Sinh Viên Đầy Tài Năng

Nhà trường đã đào tạo hơn 50.000 kỹ sư, cử nhân và 4.000 thạc sĩ, cùng với hơn 100 tiến sĩ. Nhiều cựu sinh viên đang giữ các vị trí lãnh đạo quan trọng, như 12 Ủy viên BCH Trung ương Đảng, 200 người làm Chủ tịch và Bí thư huyện trở lên, cùng 9 giáo sư và hàng trăm doanh nhân thành đạt. Thành công của họ khẳng định chất lượng đào tạo của nhà trường trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Với nền tảng vững chắc cùng với mối quan hệ vững chắc của Nhà trường với các cán bộ đầu ngành, các doanh nghiệp lớn, sinh viên theo học tại TUAF hoàn toàn có thể chủ động nắm lấy các cơ hội, thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, như: tin tuyển dụng thông qua Khoa, các triển lãm, cuộc thi Quản lý đất đai, học bổng từ doanh nghiệp, chương trình liên kết nước ngoài…

5. Mức Lương Ngành Quản Lý Đất Đai

muc-luong-nganh-quan-ly-dat-dai
Mức lương ngành quản lý đất đai

Một trong những yếu tố quan trọng khi lựa chọn nghề nghiệp chính là mức lương. Ngành Quản lý Đất đai có mức thu nhập khá ổn định và cao hơn so với nhiều ngành khác. Mức lương cho các vị trí trong ngành này thường dao động từ 7.000.000 VNĐ đến 20.000.000 VNĐ mỗi tháng, tùy thuộc vào kinh nghiệm, năng lực chuyên môn và quy mô công ty.

Mức Lương Theo Kinh Nghiệm

– Mới tốt nghiệp: Khoảng 7.000.000 – 10.000.000 VNĐ/tháng.

– Có từ 1-3 năm kinh nghiệm: Khoảng 10.000.000 – 15.000.000 VNĐ/tháng.

– Trên 5 năm kinh nghiệm: Có thể lên tới 20.000.000 VNĐ/tháng hoặc hơn.

Trên đây là mức lương chung của các cán bộ, nhân viên ngành Quản lý đất đai, nhưng mức lương cụ thể còn tùy thuộc vào kinh nghiệm thực chiến, năng suất và thị trường chi trả.

6. Làm Thế Nào Để Tối Ưu Hóa Thu Nhập Khi Học Ngành Quản Lý Đất Đai?

Có một nguyên tắc cốt lõi để tăng thu nhập trong ngành Quản lý đất đai, hay bất kỳ ngành nghề nào khác, đó là “Tạo nên giá trị” và “Đúng vị trí.” Khi bạn không ngừng nâng cao giá trị bản thân thông qua kiến thức, kỹ năng và sự tận tâm trong công việc ở môi trường phù hợp, cơ hội thăng tiến và mức lương hấp dẫn sẽ theo đó mà đến.

thu-nhap-nganh-quan-ly-dat-dai
Làm Thế Nào Để Tối Ưu Hóa Thu Nhập Khi Học Ngành Quản Lý Đất Đai?
  •  Kiến thức: Ngoài kỹ năng chuyên môn, việc am hiểu về pháp lý, pháp luật và quy hoạch đất đai sẽ giúp cho quá trình làm việc của bạn chính xác và suôn sẻ hơn rất nhiều.
  •  Kỹ năng: Ngoài kiến thức, kỹ năng tiếp xúc với người dân cũng rất quan trọng. Từ việc trao đổi nhẹ nhàng, nắm bắt tâm lý cho đến việc từ chối những yêu cầu không hợp lệ của người dân đều rất cần thiết. Những kỹ năng này giúp họ tư vấn, trao đổi và phân tích thông tin để người dân hiểu rõ hơn về yêu cầu pháp lý liên quan đến quản lý đất đai.
  •  Chịu Đựng Áp Lực Cao & tỉ mỉ: Trong thời buổi kim tiền hiện nay, mỗi tấc đất là một tấc vàng, việc tranh chấp quyền lợi về đất đai xảy ra thường xuyên. Các cán bộ ngành Quản lý đất đai sẽ phải xử lý rất nhiều tình huống nhạy cảm. Sự tỉ mỉ, chính xác sẽ giúp họ tránh khỏi các rắc rối và đạt được thành tựu cho bản thân.
  •  Tận Dụng Cơ Hội: Là một người trong ngành Quản lý đất đai, bạn sẽ được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin quan trọng, chính xác. Ngoài ra, những mối quan hệ trong ngành sẽ đem lại nhiều cơ hội để có những quyết định đúng đắn, mang lại giá trị cao.
  •  Kinh nghiệm thực tế: Đối với sinh viên mới ra trường, lương không phải là yếu tố quan trọng nhất. Những bài học thực tế và trải nghiệm nghề nghiệp mới là điều cốt lõi, là bảo chứng cho thu nhập sau này. Khi đã có kinh nghiệm và kiến thức, cơ hội phát triển về lương và thăng tiến trong nghề sẽ rộng mở, bao gồm cả khả năng vào cơ quan nhà nước, doanh nghiệp hàng đầu để phát triển sự nghiệp.

Kết Luận

Ngành Quản lý Đất đai không chỉ đang cần nhiều nguồn cung nhân lực chất lượng để đáp ứng nhu cầu xã hội mà còn mang lại mức lương hấp dẫn và nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sau này. Với xu hướng phát triển bền vững hiện nay, đây là một lựa chọn sáng suốt cho tương lai. Nếu bạn đang cân nhắc về nghề nghiệp, hãy tìm đăng ký nhận tư vấn của TUAF để có thêm nhiều thông tin giá trị khi lựa chọn ngành nghề nhé.

>> Xem thêm: Học đại học từ xa ngành quản lý đất đai