Ngành Kinh doanh quốc tế ngày nay không chỉ là một xu hướng bến đỗ công việc đối với nhiều người mà còn là yêu cầu thiết yếu đối với các doanh nghiệp muốn phát triển vươn cánh tay ra thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội hấp dẫn, khó khăn của ngành kinh doanh quốc tế cũng không hề ít. Các doanh nghiệp, dù có kinh nghiệm hay mới tham gia, đều phải đối mặt với nhiều thử thách khác nhau trong quá trình phát triển kinh doanh của mình.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng phân tích một số khó khăn của ngành kinh doanh quốc tế mà các doanh nghiệp cần nhận diện và tìm cách vượt qua.
Mục lục bài viết
1. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ nhân sự

Một trong những khó khăn của ngành kinh doanh quốc tế đầu tiên là vấn đề cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp. Khi mở rộng ra thị trường quốc tế, việc xây dựng một cấu trúc tổ chức và đội ngũ nhân sự vận hành công việc một cách phù hợp là rất quan trọng. Các doanh nghiệp không chỉ cần có một đội ngũ mạnh mẽ mà còn phải có một hệ thống tổ chức linh hoạt nhạy cảm với biến động bên ngoài, có khả năng thích ứng nhanh chóng với các thay đổi trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Đội ngũ nhân sự cần được huấn luyện để hiểu rõ thị trường quốc tế, có khả năng đàm phán, giao tiếp và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hợp tác quốc tế.
2. Khó khăn của ngành kinh doanh quốc tế về pháp lý và quy định

Khó khăn tiếp theo đó là khó khăn của ngành kinh doanh quốc tế mà các doanh nghiệp gặp phải là vấn đề pháp lý. Cụ thể vấn đề ở đây chính là mỗi quốc gia có một hệ thống pháp luật riêng biệt, từ thuế suất, quy định về nhập khẩu, xuất khẩu đến các điều khoản về bảo vệ người tiêu dùng. Đối với doanh nghiệp muốn kinh doanh quốc tế, việc hiểu và tuân thủ các quy định pháp lý của từng thị trường, quốc gia là điều hết sức vô cùng quan trọng. Vi phạm pháp luật có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng có thể dẫn đến như bị phạt tiền, cấm hoạt động hoặc thậm chí bị kiện ra tòa. Do đó, doanh nghiệp cần có đội ngũ pháp lý vững mạnh để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động quốc tế.
3. Khó khăn tài chính và kế toán quốc tế

Trong môi trường kinh doanh quốc tế, các vấn đề liên quan đến tài chính, kế toán là những khó khăn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành kinh doanh quốc tế rất đáng chú ý. Một trong những thách thức lớn nhất là mỗi quốc gia đều có luật lệ và quy định riêng nên việc doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định thuế và kế toán khác nhau ở mỗi quốc gia khi làm việc tại thị trường quốc gia đó. Điều này đặc biệt khó khăn đối với các doanh nghiệp đa quốc gia khi phải đối mặt với các hệ thống thuế, tỷ lệ thuế và yêu cầu kế toán khác nhau ở từng quốc gia khác nhau. Không chỉ vậy, việc quản lý tài chính quốc tế còn liên quan đến các yếu tố như tỷ giá hối đoái, chi phí chuyển tiền quốc tế, và các vấn đề về thuế xuất nhập khẩu, khiến công tác kế toán trở nên phức tạp hơn bao giờ hết.
4. Chiến lược giá và tính toán chi phí toàn cầu

Một trong những thách thức lớn mà các doanh nghiệp gặp phải khi kinh doanh quốc tế là việc xác định chiến lược giá hợp lý cho các sản phẩm và dịch vụ của mình. Mỗi thị trường quốc tế đều có mức độ tiêu dùng và mức giá trị sản phẩm khác nhau, do đó chiến lược giá cần phải linh hoạt và tính toán kỹ lưỡng để duy trì sự cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất và vận chuyển quốc tế cũng là yếu tố quan trọng cần cân nhắc để tránh làm tăng giá thành sản phẩm, khiến doanh nghiệp khó duy trì lợi thế cạnh tranh trong dài hạn. Đây là một trong những khó khăn của ngành kinh doanh quốc tế mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt khi mở rộng ra các thị trường mới.
5. Phương thức thanh toán và rủi ro tín dụng

Một yếu tố quan trọng khác trong khó khăn của ngành kinh doanh quốc tế là việc xác định và quản lý phương thức thanh toán. Mỗi quốc gia có những phương thức thanh toán phổ biến khác nhau, và việc chuyển tiền qua biên giới có thể gặp phải nhiều vấn đề như chênh lệch tỷ giá, phí giao dịch cao, và thời gian chuyển tiền lâu. Hơn nữa, trong kinh doanh quốc tế, các rủi ro tín dụng cũng trở thành một vấn đề đáng lưu tâm. Doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng đối tác quốc tế của mình có đủ khả năng thanh toán đúng hạn để tránh mất mát tài chính.
6. Biến động tỷ giá và rủi ro tiền tệ

Một trong những khó khăn của ngành kinh doanh quốc tế lớn nhất là sự biến động của tỷ giá tiền tệ. Tỷ giá có thể dao động mạnh mẽ theo các yếu tố kinh tế toàn cầu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc dự báo tỷ giá trong tương lai là một công việc đầy thử thách, đặc biệt khi các yếu tố chính trị và kinh tế có thể thay đổi bất ngờ. Do đó, các doanh nghiệp cần phải có chiến lược quản lý rủi ro tiền tệ để giảm thiểu thiệt hại từ các biến động tỷ giá.
7. Rào cản sự khác biệt văn hóa và ngôn ngữ

Với tính chất đa quốc gia của mình, kinh doanh quốc tế buộc doanh nghiệp phải đối mặt với các rào cản văn hóa và ngôn ngữ. Mỗi quốc gia có những đặc trưng văn hóa riêng biệt, từ phong cách làm việc, lối ứng xử, cho đến thói quen tiêu dùng. Do đó, các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về văn hóa, thói quen tiêu dùng và tâm lý khách hàng ở các quốc gia khác nhau để phát triển chiến lược kinh doanh phù hợp. Rào cản ngôn ngữ cũng là một vấn đề lớn, đặc biệt khi giao dịch và hợp tác với các đối tác quốc tế. Các doanh nghiệp cần phải có đội ngũ nhân sự có khả năng giao tiếp hiệu quả bằng nhiều ngôn ngữ để giải quyết các vấn đề này.
8. Tầm nhìn chiến lược và khả năng dự báo

Một trong những khó khăn của ngành kinh doanh quốc tế không thể không nhắc đến chính là vấn đề dự báo và lập kế hoạch dài hạn. Để thành công trong môi trường kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệp phải có tầm nhìn chiến lược rõ ràng, đồng thời cần phải linh hoạt trong việc điều chỉnh chiến lược khi thị trường thay đổi khi thời gian dự báo có một biên độ diễn ra rất là dài dễ xảy ra những rủi ro và biến số khác nhau. Những yếu tố ngoại vi như chính trị, kinh tế, và các thay đổi trong luật pháp quốc tế có thể ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, do đó, khả năng dự báo và ứng phó kịp thời với các tình huống phát sinh là điều quan trọng.
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên giải quyết những khó khăn ngành học này của sinh viên như thế nào?

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là một trong những trường đại học được đánh giá cao trong việc áp dụng những phương pháp dạy thực tiễn cho sinh viên ngành Kinh doanh Quốc tế, điều dễ thấy nhất đó là sinh viên ra trường tỉ lệ có việc làm cao và có được một mức thu nhập phù hợp với mong muốn của mình. Thông tin thêm là sinh viên trong quá trình học được trang bị những kiến thức cơ bản đến chuyên sâu để có nền tảng vững chắc khi tham gia các hoạt động thực hành.Sinh viên được tiếp cận với những xu hướng kinh tế mới nhất để vận dụng các kiến thức, kỹ năng của mình có thể phân tích những thời cơ, thách thức mà doanh nghiệp cần đối mặt.
Ngoài ra Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên còn có hệ đào tạo sinh viên học tập ngành này hệ từ xa, với hệ học này sinh viên sẽ được đào tạo học tập từ xa nhưng vẫn cung cấp cho người học trong đầy đủ những kiến thức, kỹ năng đầy đủ nhất để có thể bước ra ngoài và làm việc.
>> Xem thêm: Chương trình đào tạo từ xa ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Kết luận
Các khó khăn của ngành kinh doanh quốc tế là những thử thách không nhỏ đối với các doanh nghiệp muốn mở rộng ra thế giới. Tuy nhiên, nếu có chiến lược và chuẩn bị kỹ lưỡng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể vượt qua được những thách thức này. Quan trọng hơn, sự hiểu biết sâu sắc về môi trường kinh doanh quốc tế, khả năng thích ứng linh hoạt và nắm bắt các cơ hội sẽ giúp doanh nghiệp vững bước trên con đường chinh phục thị trường toàn cầu.
>> Xem thêm: Thông tin về mức lương ngành Kinh Doanh Quốc Tế