Tổng Quan Về Đại Học Ngành Công Nghệ Thực Phẩm

Hoc Nganh Cong Nghe Thuc Pham

Sự bùng nổ của ngành công nghệ đã nâng bước tiến của lĩnh vực ngành nghề thực phẩm lên một tầm cao mới. Và hiện nay ngành này cũng đang trở thành một lựa chọn ngành nghề được người theo học vô cùng ưu thích, được các bạn trẻ và cả người lớn quan tâm cao. Và đối với ngành này thì câu hỏi đặt ra nhiều nhất vẫn là Đại Học Ngành Công Nghệ Thực Phẩm ra trường làm gì? Ngành công nghệ thực phẩm gồm những cơ hội nghề nghiệp nào? Lĩnh này gồm những chuyên ngành nào? Mức lương khi làm việc cao không? Bây giờ hãy cùng đọc bài viết để có thêm thông tin chi tiết tham khảo cho các vấn đề câu hỏi trên nhé.

1. Ngành công nghệ thực phẩm là gì?

nganh-cong-nghe-thuc-pham-la-gi
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm Là Gì

Trước khi tìm hiểu nhiều thông tin khác về ngành này thì chúng ta sẽ đến với khái niệm của ngành Công nghệ thực phẩm để có được khái niệm cơ bản nhất về ngành nghề và có cách hiểu và nhìn nhận đúng đắn nhé. 

Ngành Công nghệ thực phẩm là ngành nghề khám phá cách công nghệ có thể được tận dụng để tạo ra hiệu quả và tính bền vững trong việc thiết kế, cung ứng, sản xuất, lựa chọn, phân phối và thưởng thức thực phẩm. Ngành này hướng đến mục tiêu thích nghi và dẫn dắt người tiêu dùng dần hướng đến thói quen ăn uống lành mạnh và bền vững, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

2. Đại Học Ngành Công Nghệ Thực Phẩm Gồm Những Lĩnh Vực Nào?

hoc-dai-hoc-nganh-cong-nghe-thuc-pham-gom-nhung-linh-vuc-nao
Học đại học ngành Công Nghệ Thực Phẩm gồm những lĩnh vực nào?

Theo Forward Fooding ( là tổ chức chuyên hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm ) , Ngành công nghệ thực phẩm hiện tại được chia thành 8  lớn, cụ thể:

  • Công nghệ nông nghiệp: Áp dụng công nghệ trong hoạt động nông nghiệp với các công việc như kỹ thuật canh tác mới, ứng dụng cơ giới hóa nông nghiệp, phần mềm quản lý trang trại, giải pháp quản lý nước, phân bón…
  • Thực phẩm & đồ uống mới: Là các giải pháp, quy trình khoa học và công nghệ để tạo ra các thực phẩm, đồ uống mới hiện đại, tiện lợi. Ví dụ: protein thực vật, thực phẩm thuần chay, thực phẩm đồ uống chức năng, sản phẩm thay thế bữa ăn…
  • Chế biến thực phẩm: Gồm việc ứng dụng các kỹ thuật, dây chuyền mới để chế biến thực phẩm hoặc cải thiện các thành phần cấu thành loại thực phẩm đó. 
  • Giao thực phẩm: Dịch vụ giao đồ ăn trực tiếp đến người tiêu dùng ngày càng tăng cao trong thời đại mới. Danh mục này bao gồm giao đồ ăn chế biến sẵn từ nhà hàng, bếp tối, sản phẩm đặc sản từ các Local Brand…Không chỉ dịch vụ giao thực phẩm B2C mà mô hình B2B cũng ngày càng phát triển.
  • Công nghệ Bếp & Nhà hàng: Công nghệ cùng các thiết bị thông minh giúp cho doanh nghiệp F&B kiểm soát cơ sở nấu nướng của mình hiệu quả hơn. Công nghệ IoT (internet vạn vật), hệ thống POS, robot, thiết bị tự động…
  • Ứng dụng và dịch vụ người tiêu dùng: Các ứng dụng và dịch vụ giúp tiếp cận thực phẩm và thông tin đằng sau thực phẩm. Ví dụ, các ứng dụng dinh dưỡng và công thức nấu ăn được cá nhân hóa, các nền tảng thương mại điện tử chuyên biệt, các ứng dụng giúp người dùng tìm nhà hàng dựa trên các yêu cầu chế độ ăn uống cụ thể…
  • An toàn thực phẩm và truy xuất: Là các giải pháp về công nghệ vệ sinh chế biến thực phẩm, đánh giá độ tươi, thời hạn sử dụng, nguồn nuôi trồng, chế biến các sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra còn dịch vụ phát hiện những thành phần không mong muốn, mầm bệnh, chất gây dị ứng kết hợp với dữ liệu khám chữa bệnh của người dùng.
  • Quản lý thực phẩm thừa và chất thải: Các sản phẩm và giải pháp giúp giảm thiểu lãng phí thực phẩm như phân phối lại thực phẩm, sản xuất thực phẩm phụ từ thực phẩm dư thừa, xử lý chất thải sau quá trình chế biến thực phẩm.

Như vậy bạn có thể thấy nếu theo Đại học ngành công nghệ thực phẩm thì có rất đa dạng lĩnh vực cho bạn lựa chọn để theo, mà ở đó bản thân mỗi ngách đều có sự phát triển rất mạnh trong những năm gần đây và cả tiềm năng to lớn tương lai.

>> Nguồn trích dẫn: Công nghệ thực phẩm – Công nghệ của tương lai

3. Cơ hội việc làm cho ngành học Công nghệ thực phẩm.

Cong-viec-nganh-cong-nghe-thuc-pham
Công việc ngành công nghệ thực phẩm

Cùng với nhu cầu xã hội ngày càng lớn, các cử nhân tham gia học ngành công nghệ thực phẩm sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm tại các vị trí, cơ sở trong và ngoài nước. Một số nghề nghiệp mà người học ngành này có thể tham khảo như:

  •  Nhà máy thực phẩm, dược phẩm, thức ăn chăn nuôi: Kỹ sư kiểm soát chất lượng (QC – Quality Control), vận hành trang thiết bị sản xuất, phát triển sản phẩm mới, cải tiến chất lượng…
  •  Doanh nghiệp chế biến suất ăn tập thể cho các nhà máy, xưởng, xí nghiệp: Kỹ sư kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng khẩu phần dinh dưỡng, kiểm định mẫu thức ăn…
  •  Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm, chi cục thú y: Kỹ sư phân tích chỉ tiêu chất lượng, Xây dựng quy trình, Cán bộ kiểm định mẫu, Cán bộ quản lý, 
  •  Viện nghiên cứu và trung tâm liên quan đến thực phẩm: Kỹ sư nghiên cứu và phát triển sản phẩm
  •  Các cơ quan quản lý nhà nước (Bộ, UBND tỉnh, thành phố, sở ban ngành liên quan đến quản lý thực phẩm): Cán bộ quản lý trong lĩnh vực thực phẩm
  •  Các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu: Giảng viên tham gia giảng dạy và nghiên cứu.
  •  Các doanh nghiệp Logistics tham gia vào hoạt động vận chuyển thực phẩm: Cán bộ tham vấn, xây dựng quy trình vận tải nông sản, hàng tươi sống…, chế tạo vật liệu chứa, Cán bộ vận hành máy móc kho bãi trữ thực phẩm…
  •  Công ty Công nghệ cung cấp giải pháp sống lành mạnh: Tham vấn xây dựng phần mềm, phương pháp truy xuất nguồn thực phẩm, Tư vấn viên chuyên môn, Chăm sóc khách hàng…

4. Mức lương ngành Công nghệ thực phẩm

Bên cạnh các vị trí công việc có thể đảm nhận, thì mức lương cũng là một tiêu chí các học viên rất quan tâm. Cũng giống như các ngành nghề khác, ngành công nghệ thực phẩm cũng có mức lương rất đa dạng theo từng vị trí làm việc, kinh nghiệm, khả năng của ứng viên. 

Muc-luong-nganh-cong-nghe-thuc-pham
Mức Lương Ngành Công Nghệ Thực Phẩm
  • Mới ra trường, chưa kinh nghiệm ( fresher ): Mức lương giao động từ 6,5 – 8 triệu đồng.
  • Đã có kinh nghiệm, kỹ năng ( Junior ): Mức lương dao động từ 14 – 20 triệu đồng.
  • Làm việc cho công ty đa quốc gia: Mức lương ở vị trí tại những công ty này thương sẽ rất cao rơi vào khoảng 45 – 70 triệu đồng.
  • Ngoài ra tùy công ty, cơ quan nhà nước sắp xếp khối lượng công việc, sự kiêm nhiệm… mà mức lương có biến động, tuy nhiên không đáng kể.

Như vậy, có thể thấy mức lương đa dạng rất nhiều, việc không ngừng trau dồi kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý, ngoại ngữ… Sẽ là những cánh cửa để bạn có thể tiến lên những bậc lương cao hơn, môi trường làm việc hiện đại hơn.

5. Tại sao nên chọn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên để học ngành Công Nghệ Thực Phẩm?

Truong-dai-hoc-nong-lam-Thai-Nguyen
Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Sau khi đã tìm hiểu về đại học ngành công nghệ thực phẩm là học gì? Ra trường làm gì? lương thế nào… Thì hẳn còn nhiều người vẫn băn khoăn lựa chọn môi trường đào tạo để có thể học tập và tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất và có những trải nghiệm tốt nhất trong quá trình học tập. Về ngành này thì trên thị trường đào tạo hiện nay có rất nhiều trường đào tạo, trong số đó thì cái tên Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là đơn vị uy tín hàng đầu với:

  • Kinh nghiệm đào tạo dày dặn: Khoa CNSH – CNTT thành lập từ 2010, từ đó đến nay đã đào tạo liên tục trong 14 năm với cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, chất lượng giảng dạy ngày càng cải thiện mạnh mẽ.
  • Cơ sở vật chất được cập nhập tân tiến nhất, hỗ trợ cho học viên, sinh viên tốt nhất trong quá trình đào tạo và học tập
  • Một trong những Trường đào tạo ngành công nghệ Thực phẩm đầu tiên của miền Bắc đạt chứng nhận kiểm định AUN-QA (ASEAN University Network – Quality Assurance) 
  • Ngành Công nghệ thực phẩm đào tạo Kỹ sư theo chương trình chất lượng cao, đảm bảo kiến thức và kỹ năng chuyên môn vững vàng.
  • Kỹ sư Công nghệ thực phẩm được trang bị đạo đức nghề nghiệp và kiến thức toàn diện, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong ngành.
  • Ngoài đào tạo kĩ năng cứng của ngành nghề, thì trường còn có các chương trình đào tạo kĩ năng mền cho sinh viên như: kĩ năng làm giao tiếp, kĩ năng tìm kiếm thông tin, kĩ năng quản lý thời gian, kĩ năng làm việc nhóm,…
  • Sinh viên nắm vững các nguyên tắc tự nhiên – xã hội, có kỹ năng thực hành tốt, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết vấn đề, sẵn sàng hội nhập và làm việc trong môi trường quốc tế.
  • Đặc biệt nhà trường còn giới thiệu việc làm 100% sau khi tốt nghiệp, cam kết lương khởi điểm từ 8 triệu đồng trở lên – ở mức cao so với những sinh viên chưa có kinh nghiệm thực tiễn trong nghề.

>> Xem thêm: Học đại học từ xa trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Kết Luận:

Trên đây, admin đã cùng các bạn giải đáp thắc mắc về câu hỏi liên quan đến vấn đề học Đại học ngành công nghệ thực phẩm. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp ích cho bạn có thêm thông tin củng cố sự lựa chọn của bạn trong tương lai. Chúc bạn có con đường tương lai rộng mở cùng miền tri thức sâu rộng.

>> Xem thêm: Học đại học từ xa là gì?