Top 6 Nhược Điểm Của Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Việt Nam

nhuot diem cua nong nghiep cong nghe cao
Nhượt điểm của nông nghiệp công nghệ cao

Nông nghiệp công nghệ cao đang dần trở thành xu hướng tất yếu trong sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam. Việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất giúp nâng cao năng suất, giảm chi phí lao động và tối ưu hóa quy trình canh tác. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích rõ rệt, nhược điểm của nông nghiệp công nghệ cao vẫn tồn tại đi kèm song song với vấn đề phát triển ứng dụng công nghệ của ngành nông nghiệp công nghệ cao. Hãy cùng TUAF đến với những thách thức, nhược điểm của nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam ở thời điểm hiện nay

>> Xem thêm: Nông nghiệp công nghệ cao là gì?

1. Chi Phí Đầu Tư Ban Đầu Cao

nhuot diem cua nong nghiep cong nghe cao
Chi phí đầu tư ban đầu cao

Một trong những thách thức lớn nhất của Nông nghiệp công nghệ cao phải đối mặt tại Việt Nam đó chính là chi phí đầu tư ban đầu rất cao. Để áp dụng công nghệ vào trong hoạt động sản xuất, doanh nghiệp và nông dân phải đầu tư vào các khoản có thể kể đến sau:

  • Hệ thống nhà kính, nhà lưới hiện đại
  • Công nghệ tưới tiêu tự động
  • Hệ thống cảm biến giám sát môi trường
  • Máy móc tự động hóa

Chi phí này không chỉ dừng lại ở việc mua sắm thiết bị mà còn bao gồm các chi phí phát sinh đi theo cùng đó chính là: bảo trì, vận hành và đào tạo nhân lực. Đối với các hộ nông dân nhỏ lẻ tài chính còn là vấn đề rất lớn đối với chính họ thì đây là một rào cản lớn khiến họ khó tiếp cận ứng dụng công nghệ của Nông nghiệp công nghệ cao vào trong công việc sản xuất để nâng cao năng suất thu hoạch lên.

2. Thiếu Hạ Tầng Kỹ Thuật Đồng Bộ

nhuot diem cua nong nghiep cong nghe cao
Hạ tầng kỹ thuật đồng bộ

Rào cản thứ 2 trong việc áp dụng nông nghiệp công nghệ cao vào trong công việc sản xuất tại Việt Nam đó chính là cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại nhiều vùng nông thôn Việt Nam không phù hợp, chưa thực sự đáp ứng đủ điều kiện để triển khai Nông nghiệp công nghệ cao hiệu quả. Các vấn đề phổ biến bao gồm có thể kể đến như:

  • Hệ thống điện không duy trì ổn định thỉnh thoảng xảy ra hiện tượng mất điện, điều này gây gián đoạn hoạt động của máy móc tự động khiến cho hoạt động của máy móc công nghệ bị ảnh hưởng lớn nếu không duy trì hoạt động thường xuyên
  • Một số vùng nông thông độ phù sóng internet còn thiếu sót và yếu, dẫn đến việc Kết nối Internet với thiết bị hoạt động nông nghiệp công nghệ bị yếu, ảnh hưởng đến việc giám sát và điều khiển từ xa.
  • Hệ thống giao thông chưa phát triển, gây khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa đúng với thời gian và yêu cầu được đưa ra

Bên trên là một vài khó khăn của hạ tầng kỹ thuật ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại việc Nam. Điều này khiến các doanh nghiệp và nông dân gặp khó khăn trong việc áp dụng công nghệ vào sản xuất và quản lý nông trại.

3. Trình Độ Kỹ Thuật Của Lao Động Chưa Cao

nhuot diem cua nong nghiep cong nghe cao
Trình độ kỹ thuật của lao động

Để vận hành và bảo trì các hệ thống nông nghiệp công nghệ cao, thì cần yêu cầu thêm một điều nữa đó chính là người lao động và sử dụng các thiết bị này cần trang bị cho chính mình kiến thức và kỹ năng chuyên môn để có thể duy trì và vận hành được. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện tại thì:

  • Đa số nông dân người làm trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn quen với phương pháp, sử dụng các phương tiện và thiết bị canh tác làm việc truyền thống.
  • Việc đào tạo và giúp người dùng ứng dụng được với thiết bị công nghệ vẫn chưa đáp ứng kịp tốc độ phát triển công nghệ hiện tại.
  • Hiện tại thì ngành Nông nghiệp công nghệ cao cũng đang gặp phải vấn đề đó chính là thiếu chuyên gia giỏi trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao để hoạt động và đi đầu phát triển trong lĩnh vực ngành nghề này

Do đó, hiện tại nếu ngành nông nghiệp công nghệ cao không có chiến lược đào tạo và hỗ trợ phù hợp, các doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân lực chất lượng cao.

4. Khó Khăn Trong Việc Tiếp Cận Vốn Và Chính Sách Hỗ Trợ

nhuot diem cua nong nghiep cong nghe cao
khó khăn trong việc tiếp cận vốn

Mặc dù chính phủ đã có một số chính sách hỗ trợ phát triển Nông nghiệp công nghệ cao, nhưng trên thực tế, nhiều doanh nghiệp và hộ nông dân vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi. Nguyên nhân bao gồm:

  • Thủ tục vay vốn phức tạp, mất nhiều thời gian.
  • Các gói hỗ trợ chưa thực sự phù hợp với từng đối tượng nông dân.
  • Thiếu sự liên kết giữa ngân hàng, doanh nghiệp và nhà nước trong việc triển khai vốn vay.

Nếu không có giải pháp tháo gỡ vấn đề này, Nông nghiệp công nghệ cao sẽ khó có thể phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.

5. Áp Lực Từ Thị Trường Tiêu Thụ Và Sự Cạnh Tranh 

nhuot diem cua nong nghiep cong nghe cao
Áp lực từ thị trường cạnh tranh

Sản phẩm áp dụng từ nông nghiệp công nghệ cao thường có giá thành cao hơn so với nông sản truyền thống bởi đến từ chi phí sản xuất lớn. Điều này dẫn đến một số vấn đề mà người nông dân hay doanh nghiệp thường gặp phải đó chính là:

  • Người tiêu dùng Việt Nam chưa thực sự quen với giá trị của nông sản công nghệ cao. Tâm lý người đại đa số hiện tại vẫn thích sản phẩm rẻ hơn rồi mới tính tới vấn đề ngon và an toàn
  • Cạnh tranh với nông sản nhập khẩu giá rẻ. Một số sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài giá thành rẻ và đa dạng mặt hàng phong phú, khiến cho người dùng có nhiều sự lựa chọn trong việc mua sắm hàng hóa nông sản
  • Hiện tại trên thị trường chưa có hệ thống phân phối bài bản để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Giao thông và vận chuyển hiện vẫn đang là vấn đề lớn cần được quan tâm

Nếu thực sự không có chiến lược quảng bá và phân phối hợp lý, nông sản công nghệ cao có thể khó tiếp cận thị trường rộng lớn.

6. Ảnh Hưởng Môi Trường Và Rủi Ro Công Nghệ

nhuot diem cua nong nghiep cong nghe cao
Ánh hưởng của môi trường và công nghệ

Mặc dù Nông nghiệp công nghệ cao giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, nhưng nếu không kiểm soát tốt, vẫn có thể gây ra một số hệ lụy như:

  • Lạm dụng hóa chất trong sản xuất, ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
  • Chất thải từ nhà kính, nhà lưới khó phân hủy.
  • Rủi ro từ công nghệ (hỏng hóc thiết bị, lỗi hệ thống tự động hóa,…).

Việc phát triển Nông nghiệp công nghệ cao cần đi đôi với các giải pháp bền vững để giảm thiểu những tác động tiêu cực này.

Kết Luận

Nông nghiệp công nghệ cao mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng tồn tại không ít nhược điểm và thách thức tại Việt Nam. Để khắc phục, cần có sự đồng bộ giữa chính sách nhà nước, hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nhân lực và hỗ trợ tài chính. Nếu có chiến lược phát triển hợp lý, Nông nghiệp công nghệ cao sẽ trở thành hướng đi tất yếu giúp nâng cao năng suất và chất lượng nông sản Việt Nam.

>> Xem thêm: Tổng quan về học ngành Nông nghiệp công nghệ cao 

>> Xêm thêm: Chương trình đào tạo Nông nghiệp công nghệ cao